Anh Hoàng nói thêm rằng tin nhắn này xuất hiện bên trong luồng tin cùng với các nội dung trước đó của Vietinbank, vì thế anh đã không có sự đề phòng và làm theo. Hiện tại, anh cho biết bản thân đã liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ.
Nội dung tin nhắn lừa đảo được gửi tới người dùng.
Cũng trong chiều 5/7, trên trang web chính thức của Vietinbank, ngân hàng này đã đưa ra cảnh báo với người dùng về tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản liên tục diễn ra trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng thống kê hàng loạt trang web giả mạo từng được các đối tượng lừa đảo sử dụng.
Ngoài ra, Vietinbank cho biết rằng ngân hàng này không yêu cầu khách hàng cung cấp user, mật khẩu trong bất kỳ tình huống nào dưới bất kỳ hình thức nào (gọi điện, nhắn tin, chat hoặc email).
"Khách hàng không mở email được gửi từ những địa chỉ email lạ và cảnh giác với những email chứa các nội dung liên quan đến Covid-19. Khách hàng không truy cập, không cung cấp thông tin ngân hàng điện tử (tên đăng nhập, mật khẩu, OTP) hoặc thẻ vào đường link lạ được đính kèm trong email. Khách hàng cần xem kỹ mục đích sử dụng của mã OTP được đề cập trong tin nhắn trước khi nhập thông tin", Vietinbank thông báo với khách hàng.
Trên thực tế, chiêu trò lừa đảo này không hề mới và đã xuất hiện tại Việt Nam hơn nửa năm nay. Trước Vietinbank, một số khách hàng của Vietcombank, TPbank, ACB, Sacombank cũng đã phản ánh về tình trạng tương tự.
Theo đó, các nhóm tội phạm mạng sẽ mạo danh brandname (thương hiệu) của nhà mạng, ngân hàng hay thậm chí là nhà sản xuất thiết bị như Apple để gửi tin nhắn lừa đảo.
Những tin nhắn này thường sẽ chứa nội dung cảnh báo người dùng về tình trạng tài khoản cá nhân của họ bị đăng nhập trái phép. Để kiểm tra tình trạng tài khoản, khách hàng cần phải đăng nhập vào một đường link gửi kèm.
Ngân hàng Vietinbank thống kê một số đường link giả mạo từng được các đối tượng lừa đảo sử dụng.
Tất nhiên, thông tin này hoàn toàn là giả mạo. Không hề có chuyện tài khoản của người dùng bị tấn công. Nói cách khác, đây chỉ là một thông báo giả, nhằm khiến "con mồi" hoang mang, đánh mất sự tỉnh táo.
Khi đã rơi vào tình trạng bối rối, người dùng sẽ rất dễ bị đánh lừa. Sau khi truy cập vào đường dẫn trong tin nhắn, người dùng sẽ được đưa đến một trang web giả mạo nhưng có giao diện gần giống với trang chủ tương ứng theo brandname mà đối tượng lừa đảo sử dụng.
Một khi người dùng đăng nhập tài khoản cá nhân vào các trang web giả mạo này, đồng nghĩa với việc chúng ta đã "giao nộp" toàn bộ thông tin cho kẻ xấu.
(Theo Dân Trí)
Những tin nhắn lừa đảo bằng đầu số SMS ngân hàng quay trở lại trong thời gian qua. Ngân hàng VietinBank đã lên tiếng cảnh báo người dùng.
" alt=""/>Thêm một người dùng Vietinbank bị lừa mất 7,5 triệu đồngTheo FTC, hai công ty Hàn Quốc quyết định hủy kiện và cam kết ngừng sử dụng các chương trình tiếp thị tiêu cực. Ngày 3/6, LG thông báo rút đơn kiện chống lại Samsung và Samsung cũng làm điều tương tự vào ngày tiếp theo.
Samsung từ chối bình luận nhưng hai bên được cho là đã đạt được thỏa thuận chấm dứt kiện tụng. FTC cho biết cả Samsung QLED TV và LG OLED TV đều là TV tự phát sáng theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, cơ quan chống độc quyền của Mỹ khuyên Samsung nên đưa ra lưu ý rõ ràng hơn cho khách hàng rằng QLED TV dùng đèn hậu trong tất cả quảng cáo thương mại.
QLED là thuật ngữ được Samsung tạo ra để chỉ tất cả TV sử dụng tấm nền LCD chấm lượng tử tự phát sáng từ năm 2017. Cuộc chiến TV giữa Samsung và LG bắt đầu từ tháng 9/2019 tại triển lãm thương mại IFA Đức khi LG tấn công Samsung bằng cáo buộc QLED TV không phải TV tự phát sáng vì vẫn cần đèn hậu.
Sau khi kết thúc triển lãm và quay về Hàn Quốc, mỗi công ty lại tổ chức họp báo riêng chỉ trích công nghệ TV của đối thủ. Cuộc chiến tiếp diễn thông qua các quảng cáo truyền hình khi cả hai bên công khai xúc phạm sản phẩm của nhau. LG đã nộp đơn kiện lên FTC tố Samsung vi phạm đạo luật quảng cáo và dán nhãn công bằng.
Du Lam (Theo Korea Herald)
ictnews Tuy tên gọi gần giống nhau, OLED của LG và QLED của Samsung lại là hai công nghệ khác nhau hoàn toàn. Vậy, OLED là gì, QLED là gì, TV OLED và TV QLED khác nhau thế nào?
" alt=""/>Samsung và LG chấm dứt “cuộc chiến TV”Giải đấu SEA Cup là giải đấu có lịch sử 4 năm, thường được tổ chức theo hình thức on-LAN ở các quốc gia. Theo lịch trình, trong năm 2020 nước chủ nhà tổ chức sẽ là Myanmar. Tuy nhiên, do tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng, giải đấu đã phải tạm hoãn vô thời hạn. Trong tình hình đó, ViettelTV SEA Cup xuất hiện như một liều thuốc tinh thần, thỏa mãn tâm lý của cộng đồng PES, cũng như cổ vũ phong trào PES phát triển trở lại mạnh mẽ ở thời điểm hiện tại.
![]() |
Với tổng mức giải thưởng của giải đấu lên đến 120 triệu đồng, ViettelTV SEA Cup thu hút sự tham gia các tuyển thủ hàng đầu Đông Nam Á. Đây là sân chơi mới cho cộng đồng bóng đá điện tử và những người yêu thích PES của khu vực, khẳng định sức sống và độ lan tỏa của bộ môn này nói riêng và các tựa game eSport nói chung trong giai đoạn Covid-19.
Giải đấu ViettelTV SEA Cup sẽ kéo dài trong 3 tuần với sự góp mặt của 24 tuyển thủ PES của nhiều quốc gia trong khu vực gồm có 8 tuyển thủ Việt Nam, 4 tuyển thủ Thái Lan, 2 tuyển thủ Malaysia, 4 tuyển thủ Indonesia và 2 tuyển thủ Myanmar. Tabi Tuấn Anh, Quang Barca, Wai Yan, Hukkaw, Karbit,...
Đặc biệt hơn trong giải đấu còn có thêm 4 tuyển thủ khách mời đến từ Hàn Quốc như Shagamoon, Jinoh... Chính điều này càng khiến Viettel TV SEA Cup lần thứ 1 trở nên kịch tính, hấp dẫn và trở thành giải đấu được mong chờ, đáng quan tâm trong thời gian tới.
![]() |
ViettelTV SEA Cup được thi đấu dưới hình thức Online và chia làm ba giai đoạn gồm Vòng bảng, Playoffs và Chung kết. Giải đấu có tổng mức tiền thưởng là 120 triệu đồng và là một trong những giải PES có tiền thưởng cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại.
Với tính chất màu cờ sắc áo cùng tình hình môn thể thao vua đang bị đóng băng tại nhiều quốc gia do dịch Covid-19, ViettelTV SEA Cup hứa hẹn sẽ gặt hái được nhiều thành công và đem đến cho người hâm mộ những trận đấu đỉnh cao với chất lượng chuyên môn hàng đầu thế giới.
Ngọc Minh
" alt=""/>Box Sports hé lộ giải đấu PES đẳng cấp Đông Nam Á